1. VÌ SAO CẦN QUAN TÂM THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG?
Thiết kế nội thất là yếu tố rất quan trọng và cần quan tâm hàng đầu nếu bạn kinh doanh lĩnh vực ăn uống. Tuy nhiên, nhiều chủ nhà hàng, quán ăn vẫn thường hay bỏ qua vấn đề này với suy nghĩ “chỉ cần món ăn ngon là đủ thu hút khách hàng”. Một vài lý do để bạn suy xét kỹ hơn và bắt đầu quan tâm đến thiết kế nội thất nhà hàng là:
- Không gian được thiết kế chỉnh chu và thu hút sẽ tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ. Ngày nay, yêu cầu của khách hàng không chỉ dừng lại ở việc món ăn phải ngon. Họ thường check-in và đăng tải lên mạng xã hội để khoe với bạn bè về những trải nghiệm tốt.
- Có rất nhiều phong cách thiết kế nội thất nhà hàng để thu hút đúng đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm đến. Nhờ đó mà thương hiệu bạn trở nên ấn tượng và dễ nhớ hơn đối với khách hàng.
- Khi khách hàng có cảm thấy hài lòng với nhiều trải nghiệm tốt. Chắc chắn họ sẽ trở lại và thậm chí sẽ giới thiệu thêm cho nhiều bạn bè và người thân.
- Cuối cùng, tất cả những điều trên đều mang lại một điều quan trọng nhất trong kinh doanh, đó là tăng doanh thu và lợi nhuận hiệu quả.
2. THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG BAO GỒM NHỮNG GÌ?
2.1. THIẾT KẾ KHU VỰC CHỜ
Khi thiết kế nội thất nhà hàng, khu vực chờ là khu vực ưu tiên cần bố trí sao cho phù hợp, hài hòa với không gian chung. Đây là nơi dành cho những khách hàng đến nhưng chưa có bàn ăn hoặc chưa kịp sắp xếp bàn. Ngoài ra, đây còn là nơi dành cho khách đang chờ đợi bạn bè đến đủ mới vào bàn và bắt đầu gọi món. Thay vì để khách mỏi chân đứng chờ lâu, nhà hàng nên sắp xếp một khu vực riêng để thực khách ngồi chờ. Điều này thể hiện sự tâm lý của nhà hàng và mang lại cảm giác hài lòng cao hơn của khách.
2.2. THIẾT KẾ SẢNH, KHU VỰC ORDER
Mọi nhà hàng, mọi thiết kế quán ăn đều có khu vực sảnh để khách gọi các món đồ ăn, thức uống. Đây là nơi khách đứng xem menu, chọn món và trao đổi với nhân viên về các món ngon của nhà hàng. Ngoài ra khu vực này còn là nơi để nhân viên giải đáp mọi thắc mắc của khách và nhận thanh toán. Vì thế, khi thiết kế nhà hàng cao cấp, bạn cần chú ý đến khu vực này.
2.3. THIẾT KẾ QUẦY BAR
Những nhà hàng kết hợp quầy bar với dịch vụ ăn uống. Nếu nhà hàng của bạn cũng kinh doanh theo hướng này, hãy chọn vị trí thích hợp để đặt quầy bar. Khi có quầy bar, bạn cần khéo léo thiết kế nội thất nhà hàng sao cho thống nhất với các khu vực khác trong quán. Tham khảo ngay các mẫu thiết kế quầy bar nhà hàng đẹp.
2.4. THIẾT KẾ KHU VỰC ĂN UỐNG
Thực khách sẽ sử dụng khu vực ăn uống nhiều nhất khi đến với nhà hàng của bạn. Đây là nơi đặt bàn ghế và các dụng cụ phục vụ bữa ăn. Nội thất nhà hàng khu vực ăn uống nên được bày trí với khoảng cách hợp lý, có lối đi rộng rãi và tạo cảm giác thoải mái, riêng tư cho từng nhóm thực khách khi ghé quán.
2.5. THIẾT KẾ KHU VỰC BẾP
Tùy loại hình kinh doanh của nhà hàng mà khu vực bếp được đặt ở vị trí công khai để khách nhìn thấy hoặc đặt một góc khuất. Bạn nên tính toán cẩn thận để đảm bảo bếp được đặt ở nơi phù hợp, vừa mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho nhà hàng, vừa tối ưu không gian cho đầu bếp dễ dàng chế biến.
2.6. THIẾT KẾ HẠNG MỤC PHỤ CHO NHÀ HÀNG THEO YÊU CẦU
Tùy mô hình nhà hàng mà bạn thiết kế thêm các công trình phụ để hoàn thiện toàn bộ cơ sở kinh doanh. Các công trình này có thể là hệ thống thoát nước, các khu vực trang trí hoặc khu vệ sinh, nhằm mang lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho mọi nhân viên và thực khách.
3. LƯU Ý KHI TỰ THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
3.1. CHỌN PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
Trước khi thiết kế, chủ đầu tư nên lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Phong cách này còn phụ thuộc vào diện tích và nhu cầu của chủ đầu tư. Mỗi nhà hàng có lối thiết kế khác nhau sẽ mang lại ấn tượng khó phai với khách hàng.
3.2. MÀU SẮC NỘI THẤT NHÀ HÀNG
Màu sắc là yếu tố tạo nên ấn tượng cho không gian nhà hàng, tạo nên sự thu hút với thực khách khi ghé lại. Do đó, để thiết kế nội thất nhà hàng chuyên nghiệp, bạn nên chọn màu sắc bắt mắt để điểm tô cho không gian bên trong lẫn bên ngoài thêm phần đẹp mắt.
Thông thường, các đơn vị thiết kế sẽ chọn tỷ lệ màu là 60:30:10. Trong tỷ lệ này, 60% là màu sắc chính, 30% là các nhóm màu hỗ trợ cho màu sắc chính và 10% màu còn lại dùng để tạo nên dấu ấn đặc biệt cho nhà hàng.
3.3. ÁNH SÁNG TRONG THIẾT KẾ NHÀ HÀNG
Nhà hàng có đẹp hay không, các món ăn trông có hấp dẫn hay không phụ thuộc nhiều vào hệ thống chiếu sáng. Tốt nhất, bạn nên khéo léo kết hợp giữa ánh sáng nhân tạo và ánh sáng tự nhiên, cung cấp đủ ánh sáng để tôn lên sự “ngon mắt” của các món ăn và giúp thực khách dễ dàng thưởng thức.
3.4. CHỌN ĐỒ NỘI THẤT PHÙ HỢP
Muốn thiết kế nội thất nhà hàng cao cấp, bạn nên chọn nội thất có kích thước phù hợp giúp mang lại cảm giác thoải mái và giữ khoảng cách riêng tư giữa các vị khách ngồi gần nhau.
Hiện nay, các mẫu bàn ăn cơ bản được sản xuất theo tiêu chuẩn sau:
- Bàn chữ nhật rộng khoảng 80 cm (bàn 6 – 10 chỗ ngồi có thể rộng từ 80 – 100cm)
- Bàn ăn 2 chỗ ngồi dài 80 cm
- Bàn ăn 4 chỗ ngồi dài 120 – 140 cm
- Bàn ăn 6 chỗ ngồi dài 180 cm
- Bàn ăn 8 chỗ ngồi dài 240 cm
- Bàn ăn 10 chỗ ngồi dài 280 cm
Với các loại bàn tròn, đường kính bàn nên dài từ 90 – 120 cm dành cho 4 người. Với bàn 6 – 8 người thì đường kính dao động từ 150 – 180 cm.
3.5. CÁCH BÀY TRÍ NỘI THẤT
Thiết kế nội thất nhà hàng đẹp và tiện dụng là vấn đề mà mọi chủ đầu tư quan tâm. Trên thực tế, tùy chất liệu và phong cách thiết kế mà lựa chọn nội thất phù hợp. Tuy nhiên về mặt bố cục, cần đảm bảo tuân theo nguyên tắc sau:
- 60% không gian dành cho khu ăn uống và khu vực bếp
- 30% thiết kế sân vườn, cảnh quan, công trình phụ,…
-
10% dành cho nhà kho, văn phòng,…